I. LỊCH SỬ ĐƠN VỊ HÌNH THÀNH PHÔNG
1. Bối cảnh lịch sử, thời gian thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình.
1.1. Bối cảnh lịch sử
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 02 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
1.2. Thời gian hình thành
Ngày 22 tháng 11 năm 1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký ban hành Sắc lệnh số 63/SL thành lập chính quyền nhân dân các địa phương. Theo Điều thư 1 của Sắc lệnh này: “Để thực hiện chính quyền nhân dân địa phương trong nước Việt Nam, sẽ đặt hai thứ cơ quan đó là Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính”.
Hội đồng nhân dân (viết tắt HĐND) do dân bầu ra theo lối phổ thông và trực tiếp đầu phiếu là cơ quan thay mặt cho dân. Chiểu theo Sắc lệnh này, HĐND tỉnh Ninh Bình ra đời đi vào hoạt động.
- Cách tổ chức HĐND cấp tỉnh thực hiện theo Điều 32 đến Điều 41, Sắc lệnh số 63/SL.
- Quyền hạn, phân công của HĐND cấp tỉnh thực hiện theo Điều 80 đến Điều 87, Sắc lệnh số 63/SL.
- Cách làm việc của HĐND cấp tỉnh thực hiện theo Điều 104 đến Điều 111, Sắc lệnh số 63/SL.
2. Những thay đổi về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh Ninh Bình.
* Thời kỳ trước năm 1975
2.1. Sắc lệnh số 254-SL ngày 19 tháng 11 năm 1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc lệnh Chính quyền nhân dân địa phương.
Theo Điều 1, Điều 2 của Sắc lệnh. Trong thời kỳ kháng chiến, chính quyền nhân dân địa phương tổ chức như sau này; Chính quyền nhân dân địa phương trong thời kỳ kháng chiến gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban kháng chiến hành chính (UBKCHC). Ở các cấp xã và tỉnh, có HĐND và UBKCHC; ở cấp huyện và Liên khu, thị xã, thành phố có UBKCHC.
Theo điều 3. Đối với HĐND, những điều khoản trong Sắc lệnh số 63/SL ngày 22/11/1945 vẫn thi hành, trừ những sự sửa đổi sau: Từ Điều 4 đến Điều 11 của Sắc lệnh 254/SL.
Nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, mối quan hệ giữa đại biểu HĐND và cử tri thực hiện từ Điều 6 đến Điều 22, Luật số 110/SL/L011.
2.3. Luật số 51/LCT ngày 10 tháng 11 năm 1962 của Quốc hội ban hành Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban hành chính (UBHC) các cấp.
Theo Điều 2. HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương. Số đại biểu HĐND mỗi cấp và cách thức thực bầu cử HĐND do Luật bầu cử quy định; Điều 4: Nhiệm kỳ của mỗi khóa HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, HĐND khu tự trị là ba năm. Nhiệm kỳ của mỗi khóa HĐND các cấp khác là hai năm; Điều 6: HĐND có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của UBHC cấp mình; có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của HĐND cấp dưới trực tiếp và những quyết định không thích đáng của UBHC cấp dưới trực tiếp; Điều 7: HĐND có quyền giải tán HĐND cấp dưới trực tiếp khi HĐND này gây thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng. Nghị quyết giải tán của các HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khu tự trị phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn trước khi thi hành. Nghị quyết giải tán của các HĐND huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, phải được HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê chuẩn trước khi thi hành.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND các cấp thực hiện theo Điêu 9 đến Điều 19, Luật số 51/LCT;
- Hội nghị HĐND thực hiện theo Điều 22 đến Điều 27, Luật số 51/LCT;
- Các Ban HĐND thực hiện theo Điều 28 Điều 30, Luật số 51/LCT;
- Đại biểu HĐND thực hiện theo Điều 31 đến Điều 39, Luật số 51/LCT.
* Thời kỳ sau tái lập tỉnh Ninh Bình năm 1992. Tổ chức HĐND tỉnh thực hiện theo quy định dưới đây:
2.4. Luật Tổ chức HĐND và UBND của Quốc hội số 19-LCT/HĐNN8 ngày 30 tháng 6 năm 1989. Quy định: HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên; Số đại biểu HĐND các cấp và thể thức bầu cử đại biểu HĐND do Luật định; Nhiệm kỳ của mỗi khoá HĐND các cấp là năm năm; HĐND tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp thực hiện theo Điêu 8 đến Điều 17, Luật số 19-LCT/HĐNN8;
- Kỳ họp HĐND thực hiện theo Điều 18 đến Điều 23, Luật số 19-LCT/HĐNN8;
- Thường trực HĐND các cấp thực hiện theo Điều 24 đến Điều 29, Luật số 19-LCT/HĐNN8;
- Đại biểu HĐND thực hiện theo Điều 30 đến Điều 43, Luật số 19-LCT/HĐNN8.
2.5. Luật số 35-L/CTN ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Quốc hội về Tổ chức HĐND và UBND. Quy định: HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên; HĐND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương; HĐND và UBND tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây: Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Số lượng đại biểu HĐND và thể thức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có Thường trực HĐND và các ban của Hội đồng nhân dân; HĐND và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Chương IX của Hiến pháp năm 1992 và theo quy định của Luật này.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thực hiện theo Điều 11 đến Điều, Luật số 35-L/CTN;
- Đại biểu HĐND thực hiện theo Điều 19 đến Điều 26, Luật số 35-L/CTN;
- Kỳ họp HĐND thực hiện theo Điều 31 đến Điều 34, Luật số 35-L/CTN;
- Thường trực HĐND và các Ban của HĐND các cấp thực hiện theo Điều 35 đến Điều 40, Luật số 35-L/CTN.
2.6. Luật số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội về Tổ chức HĐND và UBND.
- Những quy định chung của HĐND và UBND thực hiện theo Điều 1 đến Điều 10, Luật số 11/2003/QH11;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh thực hiện theo Điều 11 đến Điều 18, Luật số 11/2003/QH11;
- Đại biểu HĐND thực hiện theo Điều 36 đến Điều 47, Luật số 11/2003/QH11;
- Kỳ họp HĐND thực hiện theo Điều 48 đến Điều 51, Luật số 11/2003/QH11;
- Thường trực HĐND và các Ban của HĐND thực hiện theo Điều 52 đến Điều 56, Luật số 11/2003/QH11;
- Hoạt động Giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và Đại biểu HĐND thực hiện theo Điều 57 đến Điều 81, Luật số 11/2003/QH11.
II. LỊCH SỬ PHÔNG
1. Giới hạn thời gian của tài liệu
Tài liệu thuộc Phông HĐND tỉnh được hình thành trong quá trình hoạt động của HĐND tỉnh Ninh Bình từ năm 1945 đến 1975; và từ những năm tái lập tỉnh 1992 đến năm nay.
Hiện tại, Lưu trữ lịch sử tỉnh mới thu thập và đang bảo quản tài liệu Phông HĐND tỉnh Ninh Bình từ năm 1957 đến năm 1975; và từ năm 1992 đến năm 2006
2. Khối lượng tài liệu
2.1. Tài liệu hành chính:
a) Tổng số hộp (cặp): 31 hộp;
b) Tổng số hồ sơ (đơn vị bảo quản): 231 hồ sơ;
c) Quy ra mét giá: 4 mét.
2.2. Tài liệu khác. Không
3. Thành phần và nội dung của tài liệu
3.1. Thành phần tài liệu
- Tài liệu của Trung ương, gồm: Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, Quyết định, Báo cáo, Thông báo, Công văn, Kế hoạch, …của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Chính phủ, Hội đồng Chính phủ, Phủ Thủ tướng, Thủ tướng phủ, Quốc hội, Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành Trung ương, ...
- Tài liệu của địa phương, gồm: Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Thông tri, Báo cáo, Thông báo, Công văn, Biên bản, Tờ trình, … của Tỉnh Đảng bộ (Đảng bộ Lao động), Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban hành chính các cấp, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; các xã, thị trấn của tỉnh…
3.2. Nội dung của tài liệu
Hướng dẫn công tác bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp; Công tác hiệp thương nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; Báo cáo kết quả bầu cử, Phê duyệt danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp.
Hoạt động của HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh trong các nhiệm kỳ HĐND tỉnh; công tác giám sát, tiếp xúc cử tri, trả lời chất vấn cử tri, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo,...
Tài liệu các kỳ họp của HĐND tỉnh, các nghị quyết của HĐND tỉnh về chủ trương, chính sách, quyết sách của HĐNDtỉnh,…
4. Tình trạng của tài liệu chỉnh lý.
4.1. Tình hình thu thập tài liệu vào lưu trữ của cơ quan, tổ chức và giao nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử: Tài liệu đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh.
4.2. Mức độ thiếu đủ của phông hoặc khối tài liệu: Tài liệu không đầy đủ.
4.3. Mức độ xử lý về nghiệp vụ: Đã được chỉnh lý hoàn chỉnh
4.4. Tình trạng vật lý của phông: Tài liệu xuống cấp, mối mọt, dòn, mủn, rách. Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đã, đang xử lý nghiệp vụ bảo quản, vệ sinh, khử trùng, nấm mốc, mối mọt; tu bổ, bồi nền, số hóa theo quy định.
5. Công cụ thống kê, tra cứu
5.1. Phông HĐND tỉnh có đầy đủ Mục lục hồ sơ, Mục lục văn bản theo quy định được thống kê bằng file Excel.
5.2. Độc giả có thể tra cứu thông tin về số hiệu, ngày ban hành, trích yếu nội dung văn ban, hồ sơ trên Wedsite của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tại địa chỉ: https://luutru.ninhbinh.gov.vn/
LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH NINH BÌNH
Trực tuyến: 28
Hôm nay: 320