Ngày 29/12/2023, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Theo đó, Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt được, cơ sở cai nghiệm bắt buộc (sau đây là người bị quản lý, giam giữ) được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được bày tổ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây gọi là cơ sở quản lý, giam giữ).
Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
Việc bảo đảm và quản lý kinh sách; thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ được thực hiện theo nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể việc ban hành nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ thuộc phạm vi quản lý.
Công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng
Việc đình chỉ, phục hồi hoạt động, giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo phải được công bố công khai trên Cổng hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ra quyết định; 01 số báo in hoặc báo điện tử ở trung ương hoặc địa phương nơi tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo có trụ sở trong thời hạn 15 ngày sau khi bị đình chỉ, được phục hồi hoạt động hoặc giải thể.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ, phục hồi hoạt động, giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có quyền giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc chịu trách nhiệm việc công bố theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định này. Nội dung công bố gồm tên, trụ sở tổ chức, cơ sở bị đình chỉ, được phục hồi hoặc giải thể; lý do bị đình chỉ, được phục hồi hoặc giải thể; thời gian bị đình chỉ, được phục hồi hoặc giải thể.
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo chấm dứt hoạt động theo quyết định giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo theo quy định tại Điều 12; cơ sở đào tạo tôn giáo bị đình chỉ hoạt động đào tạo theo quy định tại Điều 16; giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định tại Điều 15; giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này không đồng ý với quyết định đình chỉ, giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo không được thực hiện hoạt động tôn giáo, hoạt động đào tạo tôn giáo.
Việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình thuộc danh mục kiểm kê di tích của địa phương thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Việc xác định công trình phụ trợ thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng được thực hiện theo quy định tại Khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020.
Trường hợp quy định về các công trình được miễn giấy phép xây dựng tại Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được sử đổi, bổ sung thì việc xác định công trình phụ trợ thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng sẽ thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung.
Nghị định cũng quy định chi tiết một số trình tự, thủ tục như: thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung; thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung; thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc; đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; phục hồi toàn bộ hoạt động tôn giáo cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương; giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định tại điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 31 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo; phục hồi hoạt động đào tạo cho cơ sở đào tạo tôn giáo; giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định cảu tổ chức tôn giáo; giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 42 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; chấp thuận việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam; đăng ký làm chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài.
Không được lợi dụng quyên góp nhằm trục lợi hoặc trái mục đích quyên góp
Người đại diện hoặc ban qunả lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức quyên góp để thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định này về việc tổ chức quyên góp, trong đó nêu rõ mục đích, địa bàn, cách thức, thời gian quyên góp; phương thức quản lý và sử dụng tài sản được quyên góp.
Thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Trước khi tổ chức quyên góp 05 ngày làm việc, người đại diện hoặc ban qunả lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân xã nơi tổ chức quyên góp đối với trường hợp quyên góp trong địa bàn một xã.
Trước khi tổ chức quyên góp 10 ngày, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức quyên góp đối với trường hợp quyên góp ngoài địa bàn một xã nhưng trong địa bàn một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tinhr, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Trước khi tổ chức quyên góp 15 ngày, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức quyên góp đối với trường hợp quyên góp không thuộc quy định tại điểm a, điểm b Khoản 3 Điều 25 Nghị định này.
Hoạt động quyên góp của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có sổ sách thu, chi bảo đảm công khai, minh bạch. Tài sản được quyên góp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích đã thông báo, phục vụ hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Không được lợi dụng danh nghĩa cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để quyên góp nhằm trục lợi hoặc trái mục đích quyên góp.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định này, khi tiếp nhận thông báo quyên góp có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các nội dung theo quy định tại Khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 25 Nghị định này.
Người đại diện hoặc người quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện hoạt động quyên góp không đúng quy định tại Điều 25 Nghị định này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông báo quyên góp có văn bản yêu cầu dừng tiếp nhận, sử dụng tài sản được quyên góp và xử lý theo quy định của pháp luật.
Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức quyên góp để thực hiện hoạt động từ thiện xã hội sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và các quy định của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cụ thể về: tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoặc cuộc lễ tôn giáo; xuất bản, nhập khẩu kinh sách, văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo; hình thức tổ chức hoạt động tôn giáo, hoạt động quyên góp, tiếp nhận tài trợ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024.
Mời xem toàn văn Nghị định tại FILE đính kèm:
File đính kèm:
Nguồn: https://moha.gov.vn/
Trực tuyến: 11
Hôm nay: 235